Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Cùng Art Travel khám phá ngay nhé!

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức tại Ngũ Hành Sơn 19/2 âm lịch hằng năm
Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong 3 ngày, gồm 2 phần: lễ và hội
Phần lễ: mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung:
Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm; rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh mà trong phật giáo, ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì đạo đức, tấm lòng trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện.
Lễ khai kinh: Lễ được tổ chức vào sáng sớm ngày 19, đây là lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc.
Lễ trai đàn chẩn tế: Lễ này cũng được tổ chức vào sáng ngày 19 để cầu siêu cùng thập loại chúng sinh, thường trước đó đồn bào phật tử gửi danh sách những người thân của mình đã mất đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.
Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quán Thế Âm và dân tộc: Lễ cúng được tổ chức vào sáng ngày 19, ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng

Phần hội: Diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn với hiện đại như hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông hát tuồng... các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, hội thi nấu ăn chay...

Lễ hội Quán Thế Âm với các hoạt động văn hóa - thể thao mang đậm bản sắc dân tộc xen lẫn hiện đại
Với nhiều hoạt động văn hóa -  thể thao mang đậm tính dân tộc, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại đi sâu vào tự tình dân tộc, góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa
Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận; là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống tốt đẹp hơn. Lễ hội Quán Thế Âm góp phần phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

BTV: Thùy Linh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn có biết Cầu sông Hàn quay lúc mấy giờ?

Cẩm nang du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày